Nghiên cứu khoa học

Cải thiện công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học, các hệ sinh thái rừng tại Khu DTTN gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng vùng đệm. Trong giai đoạn 2021 – 2023 BQL Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong nghiên cứu đưa mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng; Các loại cây trà bản địa nói chung và loài trà hoa vàng nói riêng là loài cây thảo dược quý hiếm có giá trị kinh tế cao, có nhiều giá trị để sử dụng như lấy gỗ, làm cây cảnh và làm trà uống cao cấp, có tác dụng phòng và chống các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, u bướu. 

Sự sinh trưởng và phát triển ổn định từ các loại cây trà hoa vàng tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong sẽ có ý nghĩa khoa học rất lớn về bảo tồn các loài trà đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam, tạo cơ sở cho các nghiên cứu về thực phẩm chức năng và dược phẩm từ trà. Mô hình hoàn thành sẽ góp phần xây dựng cảnh quan sinh thái, tạo ra một điểm nhấn về du lịch cho Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong trong tương lai. Hướng đến năm 2030, dự kiến tiếp tục nghiên cứu khoa học, thí điểm các mô hình sinh kế và chuyển giao cho người dân tại các địa điểm vùng đệm, gồm:

  • Mô hình 1. Phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở các thôn/bản vùng đệm.
  • Mô hình 2. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi giúp cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Mô hình 3. Nghiên cứu, phát triển, nhân giống cây trồng lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu có nguồn gốc từ rừng tự nhiên phục vụ cho nhu cầu thị trường và  từng bước cải thiện sinh kế của người dân tại các thôn/bản vùng đệm.
  • Mô hình 4. Nghiên cứu, thử nghiệm mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng trồng keo tràm.
  • Mô hình 5. Nghiên cứu, phục hồi những loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng tại khu dự trữ thiên nhiên.